Di sản tại các kỳ họp gần đây Di_sản_thế_giới_tại_Việt_Nam

Dưới đây là danh sách các đề cử di sản thế giới được đưa ra xét duyệt tại các kỳ họp gần đây:

  • Năm 2007, Kỳ họp thứ 31: Vườn quốc gia Ba Bể. Trong phần tổng kết đánh giá, IUCN (Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế-cơ quan tham vấn của UNESCO) đã đưa ra ý kiến rằng không thể đề cử tương lai với tiêu chí thẩm mỹ (VII) và địa chất địa mạo (VIII) thậm chí với một khu vực rộng lớn hơn và bất cứ đề cử mới trong tương lai nào nên chú trọng vào tiêu chí đa dạng sinh học (X). Cách thức tiếp cận theo báo cáo của PARC về đề xuất thành lập Tổ hợp bảo tồn Vườn quốc gia Ba Bể-Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang-Khu bảo tồn Nam Xuân Lạc (Tổ hợp bảo tồn Ba Bể-Na Hang) thì sẽ có khả năng công nhận cao hơn. Lưu ý đến việc sử dụng tiềm năng các thiết kế quốc tế khác như Khu dự trữ sinh quyển thế giới hay Công viên địa chất toàn cầu để củng cố việc công nhận quốc tế với giá trị của tài sản và cân bằng bảo tồn thiên nhiên và di sản văn hóa.
  • Năm 2010, kỳ họp thứ 34 tại Brasil: Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội
  • Năm 2011, kỳ họp thứ 35 tại Paris: Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (xem xét vào kì họp khác) và Thành nhà Hồ (được công nhận).
  • Năm 2013, kỳ họp thứ 37 tại Campuchia: Vườn quốc gia Cát Tiên (rút đề cử). Trong phần tổng kết đánh giá, IUCN (Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế-cơ quan tham vấn của UNESCO) đã đưa ra ý kiến rằng diện tích khu vực đề cử (vùng lõi) trong năm 2013 là quá nhỏ (chỉ 11% diện tích của Vườn quốc gia Cát Tiên) và chắc chắn rằng đa dạng sinh học của vùng lõi này là thấp hơn toàn bộ Vườn quốc gia. Do đó, không thể tồn tại tất cả các loài nguy cấp toàn cầu được báo cáo với một con số lý tưởng ở một khu vực rất nhỏ. Sự đa dạng về động vật có xương sống (toàn bộ Vườn quốc gia Cát Tiên) là tương tự các di sản thiên nhiên thế giới khác (các kừng mưa nhiệt đới đã được công nhận). Bên cạnh đó, số lượng các loài thú nguy cấp toàn cầu nằm cũng có mức độ tương tự. IUCN khuyên nên mở rộng đề cử ra toàn bộ khu vực đã được thiết kế là Khu dự trữ sinh quyển thế giới và khu Ramsar để tận dụng những sự công nhận quốc tế để xây dựng những phương pháp bảo tồn và quy hoạch quản lý mạnh mẽ hơn và hành động chống lại những mối đe dọa chính như phát triển thủy điện, hầm mỏ, du lịch thiếu kiểm soát và nói riêng là nạn săn bắt động thực vật đã đang tác động nghiêm trọng đến những giá trị của vườn quốc gia.
  • Năm 2014, kỳ họp thứ 38 tại Qatar: Quần đảo Cát Bà (rút đề cử). Trong phần tổng kết đánh giá, IUCN (Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế-cơ quan tham vấn của UNESCO) đã đưa ra ý kiến rằng giá trị các hệ sinh thái của di sản đề cử là tương tự với di sản Vịnh Hạ Long liền kề và hai khu vực rõ ràng là bổ sung cho nhau. Nếu đề cử một mình thì Cát Bà thiếu đi tính toàn vẹn cần thiết để được công nhận. Tương tự, những đòi hỏi về diện tích và sự liên tục các hệ sinh thái trên đất liền có luận cứ không chặt chẽ và đơn thuần chỉ minh họa sự đa dạng địa lý, môi trường sống và hệ sinh thái nằm trong tài sản đề cử. Các hệ sinh thái biển cũng tương tự di sản Vịnh Hạ Long. Hồ sơ đề cử nhấn mạnh sự tồn tại của loài Voọc Cát Bà-một loài cực kì nguy cấp (phân loài của Voọc đầu trắng ở đất liền) lập luận cho tiêu chí đa dạng sinh học (X). Trạng thái bảo tồn chính loài này mang biểu tượng mức độ quốc gia và những nỗ lực bảo tồn đáng khen ngợi nhưng không đủ để công nhận về tiêu chí này. Một con số lớn các loài động thực vật đặc hữu đã được phát hiện và không chỉ đặc hữu cho riêng Cát Bà. Vì vậy, Cát Bà có tiềm năng lớn là một phần mở rộng của Vịnh Hạ Long dưới tiêu chí (VII) và (VIIII) và đặc biệt là dưới tiêu chí (X), nhưng yêu cầu nghiên cứu thêm. Năm 2016, Chính phủ đã quyết định phối hợp cùng 2 tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng lập hồ sơ "Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà" đề nghị công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Quần thể danh thắng Tràng An tại Ninh Bình (thành công).
  • Năm 2015, Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (thành công): mở rộng diện tích vùng bảo vệ bao phủ gần như toàn bộ khối núi đá vôi Kẻ Bàng, bổ sung 2 tiêu chí (IX) và (X) về đa dạng sinh học và sinh thái. UNESCO cũng khuyến khích Việt Nam phối hợp với Chính phủ Lào để tiếp tục đề cử một di sản mới liên quốc gia.